tin tức

Cảm biến chủ động và cảm biến thụ động

Cảm biến là một công cụ điện tử giúp thu nhận những trạng thái, biến động từ môi trường, có thể là vật lý, hóa học hoặc sinh học. Các tín hiệu được thu nhận này sẽ được truyền vào một thiết bị đo để chuyển hóa thành tín hiệu điện và hiển thị lên màn hình để con người có thể đọc được số liệu từ trạng thái đã thu được

Cảm biến có độ nhạy rất cao, thường hoạt động liên tục trong môi trường, đôi khi là môi trường độc hại (ô nhiễm) do đó chúng cần có một lớp vỏ bảo vệ, giúp thao tác dễ dàng hơn khi đó chúng còn được gọi đầu dò hoặc que đo. Nên đâu đó bạn sẽ bắt gặp người ta gọi luôn những que đo (đầu dò) với tên gọi chung là cảm biến

Làm thế nào để cảm biến hoạt động

Để hoạt động, cảm biến không thể đơn thuần hoạt động một mình, nó là một công cụ sử dụng điện nên ít nhất cần phải có nguồn cấp để hoạt động. Thông thường, dòng điện sẽ được cung cấp bởi thiết bị đo được kết nối với chúng hoặc từ chính nguồn tín hiệu mà chúng nhận (như ánh sáng chẳng hạn)

Sơ đồ kết nối để cảm biến hoạt động đơn giản sẽ cần những bộ phận sau đây

– Cảm biến: phù hợp với ứng dụng
– Dây dẫn: nhận và truyền các tín hiệu từ cảm biến đưa vào thiết bị đo
– Thiết bị đo: sẽ gồm bộ chuyển đổi tín hiệu thu từ cảm biến thành tín hiệu điện, màn hình hiển thị dữ liệu để ta có thể đọc được và các phím điều chỉnh chức năng cho cảm biến

Cảm biến có rất nhiều loại khác nhau, sẽ có những cách hoạt động riêng tuy nhiên sơ đồ kết nối này vẫn được xem là cơ bản nhất để chúng ta có thể nhận tín hiệu từ cảm biến

Phân loại cảm biến

Ngày nay, với sự phát triển và yêu cầu sử dụng đa dạng hơn trong hầu hết mọi ngành công nghiệp, trong phòng thí nghiệm và ngay cả tại nhà của chúng ta… Cảm biến xuất hiện để đảm nhận vị trí trong nhiều công việc khác nhau, do đó bạn có thể phân loại nó thành nhiều nhóm khác nhau

– Cảm biến vật lý: sóng điện từ, ánh sáng, các loại tia, hạt bức xạ, áp suất, âm thanh, rung động, khoảng cách, chuyển động…
– Cảm biến hóa học: độ ẩm, độ pH, ion, khói….
– Cảm biến sinh học: đường glucose, DNA/RNA, Protein đặc biệt, vi khuẩn, virus…

Chúng tôi xin giới thiệu về trang chủ : https://tudonghoatvp.com/ chuyên nghiệp nhất hiện nay

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại cảm biến dựa trên chức năng

– Cảm biến phát hiện vật lý: ngọn lửa, kim loại, rò rỉ khí hóa chất
– Cảm biến dùng để cảm nhận: nhiệt độ, áp suất, bức xạ, chuyển động…

Cảm biến chủ động và cảm biến thụ động

– Cảm biến chủ động: không cần sử dụng điện năng bổ sung để chuyển tín hiệu thu được sang tín hiệu điện. Điện hình là các cảm biến làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất thành điện tích bề mặt. Các antenna cũng được xem là cảm biến chủ động
– Cảm biến thụ động: cần sử dụng điện áp bổ sung để chuyển hóa tín hiệu thành  tín hiệu điện. Điển hình là các photodiode khi có ánh sáng chiếu vào thì có sự thay đổi của điện trở tiếp giáp p-n được phân cực ngược. Các cảm biến bằng điện trở thường là cảm biến bị động

Cảm biến tiếp xúc và cảm biến không tiếp xúc (tham khảo ở phần bên dưới)

Các loại cảm biến thông dụng

Chắc hẳn sau khi tìm hiểu qua về các thông tin trên, bạn cũng nhận thấy có nhiều loại cảm biến đến mức nào phải không. Để tiện cho bạn có thể tìm hiểu, Lidinco sẽ liệt kê một số loại cảm biến được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống hiện nay

Cảm biến hình ảnh Cảm biến nhiệt độ Cảm biến bức xạ Cảm biến tiệm cận
Cảm biến áp suất Cảm biến vị trí Cảm biến quang điện Cảm biến hạt
Cảm biến chuyển động Cảm biến kim loại Cảm biến cường độ Cảm biến rò ri
Cảm biến độ ẩm Cảm biến khí và hóa chất Cảm biến lực Cảm biến dòng chảy
Cảm biến khuyết tật Cảm biến ngọn lửa Cảm biến biến dạng Cảm biến tiếp xúc
Cảm biến không tiếp xúc Cảm biến gia tốc

Tìm hiểu công dụng của một số loại cảm biến

Cảm biến hình ảnh và tầm nhìn

Cảm biến hình ảnh hay cảm biến thị giác là thiết bị điện tử giúp bạn phát hiện sự hiện diện của các đối tượng hoặc màu sắc trong phạm vi tầm nhìn của chúng và chuyển đổi thông tin này thành hình ảnh hiển thị để người dùng có thể quan sát. Các thông số kỹ thuật chính của loại này bao gồm loại cảm biến hình ảnh, ứng dụng cần quan sát, một số tính năng cụ thể của bộ chuyển đổi

Cảm biến nhiệt độ

Loại này thường được thiết kế dưới dạng đầu dò nhiệt độ, nó giúp phát hiện các thông số nhiệt và truyền tín hiệu đến đầu vào của thiết bị đo nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ thường dựa vào RTD hoặc điện trở nhiệt để thu nhận nhiệt độ và đi qua thiết bị đo để chuyển nó thành giá trị nhiệt mà bạn có thể theo dõi trên màn hinh

Các thông số kỹ thuật của loại này bao gồm, dải đo nhiệt độ tối đa và tối thiểu, đường kính, chiều dài của cảm biến. Cảm biến nhiệt độ thường được sử dụng để đo các đặc tính nhiệt của khí, chất lỏng và chất rắn trong nhiều ngành công nghiệp chế biến, thông số môi trường

Cảm biến gia tốc

Cảm biến gia tốc hay còn gọi là accelerometer loại này biến các tín hiệu gia tốc vật lý hoặc độ rung của các vật thể và chuyển đổi thành tín hiệu điện. Bạn có thể bắt gặp loại gia tốc kế này trong các máy đo độ rung, bộ thu thập dữ liệu độ rung.

Tổng kết

Để được tư vấn hơn về việc chọn mua các loại cảm biến sử dụng trong công nghiệp vui lòng liên hệ cho Lidinco theo địa chỉ bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.